Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

MỸ SƠN - THÁNH ĐỊA HAY KHU DI TÍCH ĐỀN THÁP?

Nếu bạn đã một lần đặt chân đến mảnh đất miền Trung, có lẽ bạn đã biết đến hành trình di sản nổi tiếng nhất đất nước tọa lạc tại vùng đất này. Vậy bạn đã biết một trong những di sản thuộc hành trình này bao gồm cả Thánh địa Mỹ Sơn chưa?.

Có lẽ khi nhắc đến Mỹ Sơn thì bạn nghĩ đó chính là di sản văn hóa đã được công nhận bởi UNESCO! Đúng vậy, nó đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới dưới cái tên quốc tế là My Son Holy land và được dịch ra tiếng Việt là Thánh Địa Mỹ Sơn. Nhưng mấy ai biết được nơi đây không hề có một vị thánh nào. Vậy tại sao lại gọi nó là Thánh Địa?

Mỹ Sơn là tổ hợp gồm nhiều đền đài của người Chăm Pa tọa lạc trong một thung lũng được bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vua chăm hay hoàng thân, quốc thích. Được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản lớn nhất của thể loại này tại Việt Nam. Đền đài ở đây thường được so sánh với các tổ hợp đền đài khác ở Đông Nam Á.
Người Chăm pa thờ 3 vị thần chính là:
- Thần Brahma - vị thần sáng tạo.
- Thần Vishnu - vị thần bảo hộ.
- Thần Shiva - vị thần hủy diệt và tạo tác.

 Riêng tại Mỹ Sơn thờ vị thần chính là Shiva dưới hình thức khác: Linga – một trụ đá tròn trên một cái đế dùng hứng nước phép khi hành lễ, là biểu tượng cho sức mạnh và sự sinh tồn của loài người, sự phối hợp giữa người đàn ông Linga với người phụ nữ Yoni – biểu tượng về sinh tồn và phát triển. 

Vậy nên nói Mỹ Sơn là thánh địa hoàn toàn không có căn cứ vì nơi đây không có một vị thánh nào mà chỉ là những khu đền tháp thờ thần là chính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét